Các Câu Hỏi Phổ Biến

FAQ Sinh Viên Năm Cuối

1. Điểm rèn luyện là gì? Cách tính điểm rèn luyện? Điểm rèn luyện ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập?

Điểm rèn luyện là điểm đạt được khi đánh giá vềphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của sinh viên trên năm mặt đánh giá, theo thang điểm 100.

Kết quả rèn luyện từng học kỳ, năm học và toàn khóa học của sinh viên được lưu trong hồsơ quản lý sinh viên của Trường, được sửdụng trong việc xét duyệt học bổng, xét khen thưởng –kỷl uật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú ký túc xá, xét giải quyết việc làm thêm, xét miễn giảm chi phí, dịch vụvà sinh hoạt trong ký túc xá và các ưu tiên khác theo quy định.Kết quảrèn luyện toàn khoá học của sinh viên là căn cứđểxét làm khóa luận tốt nghiệp và được ghi chung vào bảng điểm kết quảhọc tập khi tốt nghiệp ra trường.

Mọi thông tin về điểm rèn luyện bao gồm phần tự đánh giá điểm rèn luyện – xem và theo dõi điểm – khiếu nại điểm rèn luyện, sinh viên liên hệ phòng Công tác Chính trị hoặc website http://ctct.ueh.edu.vn.

Các câu hỏi đáp thường gặp khác về điểm rèn luyện, xem thêm tại đây (http://ctct.ueh.edu.vn/RLSV/HoidapRLSV_SotaySV2015.pdf), bao gồm các câu:

  • Điểm rèn luyện dùng để làm gì?
  • Sinh viên phải làm gì để có điểm rèn luyện?
  • Có được bảo lưu điểm rèn luyện khi sinh viên chuyển khóa không? Nếu được thì sinh viên phải làm gì để được bảo lưu điểm?
  • Kết quả đánh giá rèn luyện được sử dụng để làm gì?
  • Trường hợp nào bị xét ngừng học, thôi học theo quy định đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên?
  • Điểm rèn luyện có ảnh hưởng đến việc xét chuyên ngành và xếp loại tốt nghiệp không?

2. Em có thể thực tập tại một doanh nghiệp Startup dưới 6 tháng được không?

Cần phân biệt giữa một Start-up và một doanh nghiệp mới khởi sự.

Với những doanh nghiệp Startup hoặc doanh nghiệp mới khởi sự dưới 6 tháng, các hoạt động kinh doanh chưa đi vào ổn định, sẽ khó có các cơ sở dữ liệu để em phân tích vì vậy em cần cân nhắc lại doanh nghiệp thực tập của mình.

3. Em có thể thực tập trước thời gian quy định đi thực tập không?

Không được thực tập trước thời gian quy định, vì em còn cần có giấy giới thiệu thực tập từ khoa, cũng như phải làm việc với GVHD của em về hướng thực hiện KLTN tại DN em sẽ thực tập.

Trong trường hợp em đã hoàn thành sớm các học phần, em có thể đăng ký vào một đợt thực tập sớm hơn trong những học kỳ trước đó để có GVHD.

4. Đề tài KLTN của em có bị giới hạn trong một lĩnh vực bắt buộc nào không?

Đề tài KLTN của em có giới hạn, là những đề tài liên quan tới kiến thức em đã học, và nội dung KLTN phải áp dụng tại nơi em thực tập.

Đề tài KLTN của em không bị giới hạn bởi:

  • DN nước ngoài hoặc DN Việt Nam
  • Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của DN
  • Quy mô của doanh nghiệp
  • Lĩnh vực thuộc chuyên môn của GVHD

5. Điều kiện xét tốt nghiệp của KDQT chất lượng cao gồm những điều kiện gì?

Em cần theo dõi thông tin trên trang của phòng Đào tạo khảo thí để cập nhật tiêu chuẩn và quy định mới nhất cho khoá và ngành của em.

Tiêu chí chung của hệ chất lượng cao bao gồm:

  • Chứng chỉ TOEIC.
  • Chứng chỉ IC3
  • Chứng chỉ ERP
  • Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng – An ninh
  • Chứng chỉ Sinh hoạt Công dân
  • Xác nhận có công trình NCKH sinh viên

6. Nếu em không tìm được DN để thực tập, khoa có tìm DN giúp em không ạ?

Sinh viên cần chủ động tự tìm kiếm các doanh nghiệp thực tập phù hợp với mình. Có các cách thức sau đây:

  • SV chủ động nộp hồ sơ vào các DN đang có tuyển dụng thực tập sinh
  • SV đăng ký tham gia chương trình liên kết – trao đổi sinh viên trong học kỳ doanh nghiệp. Khoa sẽ cập nhật thông tin về những chương trình mới nhất vào mỗi đợt thực tập.

7. UEH công nhận kết quả NCKH để xét tốt nghiệp từ những hoạt động nào?

Đối với SV KQM, UEH công nhận kết quả NCKH từ các giải thưởng sau (chỉ cần ít nhất 1):

  • UEH500 (thường từ tháng 8-12 hằng năm)
  • Nhà Kinh Tế Trẻ UEH (thường từ tháng 1-4 hàng năm)
  • Đề án NCKH KQM (thường từ tháng 5-9 hằng năm)
  • Bài báo đăng tải trên tạp chí có xuất bản (online hoặc bản in, có mã ISBN)
  • Bài viết đăng tải trên kỷ yếu hội thảo của UEH hoặc các trường ĐH khác (có minh chứng)
  • Các NCKH khác tại UEH hoặc ĐH khác được công nhận.

8. Em có cần phải tuân thủ theo qui tắc ứng xử của người học tại UEH?

Là sinh viên KQM, bạn mong muốn trở thành công dân toàn cầu trong tương lai thì một trong những điều cần làm là KHÔNG ĐƯỢC làm điều trái Luật và qui định. Tuân theo qui định bạn sẽ người ứng xử văn minh.

9. Em phải làm gì khi không đạt điểm học phần?

Em phải đăng ký học lại học phần này ở các học kỳ sau để hoàn thành chương trình qui định.

Sinh viên cần lưu ý:

Không phải môn học nào cũng có mở lớp vào mỗi học kỳ. Đối với một số môn chuyên ngành, chỉ có lớp khi đến đợt học tập trung của sinh viên chính quy.

Các môn cải thiện điểm sẽ có kết quả vào cuối học kỳ. Tuy nhiên, thời điểm xét tốt nghiệp sẽ có thể diễn ra trước mỗi kỳ thi học kỳ. Vì vậy, sinh viên cần cân nhắc phải hoàn thành và có kết quả trước đợt xét tốt nghiệp hằng năm.

10. Em đăng ký học cải thiện điểm học phần A, nếu kết quả học lại không tốt hơn lần trước thì em có thể lấy kết quả trước không?

Em đã đăng ký học cải thiện học phần A. Căn cứ vào điều 9, Quy định “Tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh” (Ban hành kèm theo quyết định số 1407/QĐ-ĐHKT-TCHC ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) quy định : Kết quả lần học sau cùng trong các lần học sẽ được chọn để tính vào điểm trung bình tích lũy.

(Nguồn: www.daotao.ueh.edu.vn )

FAQ về khoá luận tốt nghiệp

1. Em có thể thực tập tại một doanh nghiệp Startup dưới 6 tháng được không?

Cần phân biệt giữa một Start-up và một doanh nghiệp mới khởi sự.

Với những doanh nghiệp Startup hoặc doanh nghiệp mới khởi sự dưới 6 tháng, các hoạt động kinh doanh chưa đi vào ổn định, sẽ khó có các cơ sở dữ liệu để em phân tích vì vậy em cần cân nhắc lại doanh nghiệp thực tập của mình.

2. Em có thể thực tập trước thời gian quy định đi thực tập không?

Không được thực tập trước thời gian quy định, vì em còn cần có giấy giới thiệu thực tập từ khoa, cũng như phải làm việc với GVHD của em về hướng thực hiện KLTN tại DN em sẽ thực tập.

Trong trường hợp em đã hoàn thành sớm các học phần, em có thể đăng ký vào một đợt thực tập sớm hơn trong những học kỳ trước đó để có GVHD.

3. Đề tài KLTN của em có bị giới hạn trong một lĩnh vực bắt buộc nào không?

Đề tài KLTN của em có giới hạn, là những đề tài liên quan tới kiến thức em đã học, và nội dung KLTN phải áp dụng tại nơi em thực tập.

Đề tài KLTN của em không bị giới hạn bởi:

  • DN nước ngoài hoặc DN Việt Nam
  • Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của DN
  • Quy mô của doanh nghiệp
  • Lĩnh vực thuộc chuyên môn của GVHD

4. Doanh nghiệp không cho em dữ liệu liên quan tới doanh số, doanh thu,… em phải làm như thế nào?

Em cần cân nhắc và hỏi rõ ngay từ khi xin vào thực tập về việc có xin phép được sử dụng những dữ liệu cần thiết cho KLTN của em.

Em cũng không cần phải có tất cả các thông tin và số liệu kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ cần sử dụng những số liệu cần thiết cho đề tài của mình.

5. Em có thể làm đề tài dạng nghiên cứu khoa học hàn lâm cho KLTN không?

Hiện tại học kỳ thực tập được xem như một học kỳ doanh nghiệp. Trong đó, các đề tài của KLTN là những kiến thức em đã học và ứng dụng vào thực tế tại DN, nơi mà em thực tập vì vậy KLTN của các em theo định hướng là ứng dụng

6. Em không liên hệ được GVHD em phải làm sao ạ?

Em cần kiểm tra lại xem địa chỉ email mà các em đã liên lạc với thầy cô đã đúng hay chưa? Trong trường hợp em đã thử nhiều cách mà không liên hệ được với thầy cô, em có thể liên hệ lại văn phòng khoa (279 Nguyễn Tri Phương, Q.10, Tầng 12) để được hỗ trợ tốt nhất.

7. Em cần gặp GVHD bao nhiêu lần?

Mỗi một GVHD đều có quy định thời gian hướng dẫn, phụ thuộc vào từng đề tài và khả năng làm việc của sv do đó sẽ không có con số lần gặp cụ thể. Các em nên báo cáo tiến độ định kỳ, cũng như chia sẻ những khó khăn gặp phải với các GVHD của mình sớm để các thầy cô hướng dẫn các em hoàn thành đúng hạn quy định của trường

8. Em có thể làm việc với GVHD qua email thay cho việc gặp trực tiếp không?

Lưu ý, nếu em có lý do đặc biệt, em nên hỏi ý kiến của GVHD về trường hợp này.

9. KLTN em có cần làm phương pháp nghiên cứu không ? Ví dụ chạy SPSS?

Bất cứ đề tài KLTN nào cũng sẽ có phương pháp nghiên cứu để tìm các thông tin phân tích cần thiết. Tuỳ vào định hướng đề tài em làm, có thể cần những phương pháp phân tích dữ liệu khác nhau, không phải đề tài nào cũng cần phải sử dụng SPSS.

10. Để làm KLTN, em cần phải khảo sát tối thiểu bao nhiêu mẫu?

Để thực hiện một nghiên cứu và khảo sát, em cần tuân thủ theo đúng từng bước trong quy trình. Trước tiên, cần xác định mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Tùy theo mục tiêu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng, chính em sẽ phải lập luận để xác định một quy mô mẫu phù hợp. Bài KLTN sẽ được chấm dựa trên năng lực phân tích và hiểu biết của em về phương pháp nghiên cứu.

11. Em có cần ra thuyết trình bảo vệ KLTN không?

Hiện nay khoa không tổ chức thuyết trình bảo vệ KLTN. Việc chấm KLTN được thực hiện bởi 2 giảng viên chấm độc lập.

12. Nội dung KLTN dài bao nhiêu trang là được?

Em cần gặp và nghe hướng dẫn từ GVHD của các em về đề tài, nội dung, cũng như theo các quy định của khoa. Tham khảo các hướng dẫn tại đây (http://kqm.ueh.edu.vn/huong-dan-thuc-tap-tot-nghiep).

Lưu ý việc thực hiện KLTN để thể hiện năng lực và kiến thức của sinh viên, không phải chỉ dựa vào số trang tối thiểu mà cần thực hiện đầy đủ các phần được yêu cầu trong KLTN.

13. Tỉ lệ đạo văn (Turnitin) của bản báo cáo toàn văn là bao nhiêu phần trăm (%)? – Khi cần thiết trích nguồn (ví dụ: văn bản Luật) thì phần đó có được tính là đạo văn không? “

  • Không vượt quá 20% (nhóm SV phải in xác nhận Turnitin (chỉ in trang đầu tiên – ghi rõ tỉ lệ và các nguồn trùng lặp) đính kèm sản phẩm nộp).
  • Việc trích dẫn đúng quy tắc sẽ giúp SV tránh lỗi đạo văn.
  • Các văn bản trích dẫn nguyên văn (v.d. văn bản luật, định nghĩa, quy định…) phải có trích dẫn nguồn tại chỗ (in-text citation) và trích đầy đủ nguồn trong TLTK sẽ không bị tính vào tỉ lệ đạo văn.

14. Kiểm tra đạo văn như thế nào?

SV có thể tự mình sử dụng công cụ Kiểm tra đạo văn (Turnitin) trên LMS. Nếu gặp khó khăn có thể nhờ GVHD kiểm tra giùm vào trước kỳ nộp bài.

FAQ về thực tập

1. Em có thể thực tập tại một doanh nghiệp Startup dưới 6 tháng được không?

Cần phân biệt giữa một Start-up và một doanh nghiệp mới khởi sự.

Với những doanh nghiệp Startup hoặc doanh nghiệp mới khởi sự dưới 6 tháng, các hoạt động kinh doanh chưa đi vào ổn định, sẽ khó có các cơ sở dữ liệu để em phân tích vì vậy em cần cân nhắc lại doanh nghiệp thực tập của mình.

2. Em có thể thực tập trước thời gian quy định đi thực tập không?

Không được thực tập trước thời gian quy định, vì em còn cần có giấy giới thiệu thực tập từ khoa, cũng như phải làm việc với GVHD của em về hướng thực hiện KLTN tại DN em sẽ thực tập.

Trong trường hợp em đã hoàn thành sớm các học phần, em có thể đăng ký vào một đợt thực tập sớm hơn trong những học kỳ trước đó để có GVHD.

3. Đề tài KLTN của em có bị giới hạn trong một lĩnh vực bắt buộc nào không?

Đề tài KLTN của em có giới hạn, là những đề tài liên quan tới kiến thức em đã học, và nội dung KLTN phải áp dụng tại nơi em thực tập.

Đề tài KLTN của em không bị giới hạn bởi:

  • DN nước ngoài hoặc DN Việt Nam
  • Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của DN
  • Quy mô của doanh nghiệp
  • Lĩnh vực thuộc chuyên môn của GVHD

4. Doanh nghiệp không cho em dữ liệu liên quan tới doanh số, doanh thu,… em phải làm như thế nào?

Em cần cân nhắc và hỏi rõ ngay từ khi xin vào thực tập về việc có xin phép được sử dụng những dữ liệu cần thiết cho KLTN của em.

Em cũng không cần phải có tất cả các thông tin và số liệu kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ cần sử dụng những số liệu cần thiết cho đề tài của mình.

5. Nếu em không tìm được DN để thực tập, khoa có tìm DN giúp em không ạ?

Sinh viên cần chủ động tự tìm kiếm các doanh nghiệp thực tập phù hợp với mình. Có các cách thức sau đây:

SV chủ động nộp hồ sơ vào các DN đang có tuyển dụng thực tập sinh

SV đăng ký tham gia chương trình liên kết – trao đổi sinh viên trong học kỳ doanh nghiệp. Khoa sẽ cập nhật thông tin về những chương trình mới nhất vào mỗi đợt thực tập.

6. Em học Ngoại thương thì em có thực tập những vị trí nào ạ?

Ngoại thương (FT) là một ngành có thể làm được rất nhiều nghề trải dài từ bán hàng tới các nghiệp vụ liên quan tới xuất nhập khẩu vì vậy em có thể thực tập tại khá nhiều vị trí ở nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Ngành Ngoại thương không giới hạn thực tập tại các công ty dịch vụ xuất nhập khẩu. Em nên lưu ý những vị trí thực tập có thể giúp hỗ trợ em phát triển trong tương lai lâu dài với công việc của em.

7. Em đi làm chính thức ngay trong thời gian thực tập được không?

Khoa không can thiệp vào việc ký hợp đồng chính thức với công ty. Nhưng nếu có áp lực công việc tại công ty quá nhiều, em nên cân nhắc tạm hoãn việc đi làm chính thức tới khi hoàn thành thực tập, KLTN rồi mới đi làm chính thức để có thể hoàn thành KLTN của mình một cách tốt nhất.

8. Em học thương mại/ marketing/ ngoại thương/ KDQT có thực tập ở Ngân hàng/ công ty Chứng khoán được không?

Tất cả các Ngân hàng hay các Công ty chứng khoán đều có các vị trí chức năng, các phòng ban phù hợp với các chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế – Ngoại thương – Thương mại – Marketing. Sinh viên hoàn toàn có thể chọn thực tập tại các đơn vị có chuyên môn. Sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng và Công ty chứng khoán có nhiều đặc thù riêng, nếu sinh viên yêu thích và đam mê sẽ có thể học hỏi được rất nhiều trong lĩnh vực này.

Những Câu Hỏi Về Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học

FAQ về NCKH

1. Các thành viên trong nhóm NCKH có nhất thiết phải chung ngành học không? Ví dụ một bạn học kế toán chung nhóm với bạn học quản trị được không? SV học chương trình đại trà nhưng muốn làm NCKH chung với các bạn CLC được không?

Mọi Sinh viên UEH đều được tham gia. Tuy nhiên, bạn nào không thuộc Khoa KQM thì tự bạn đó phải kiểm tra với Khoa bạn đó xem có ĐƯỢC CÔNG NHẬN kết quả không nhé!

2. Trong đợt 2019 này, sinh viên khoa KQM K43, K44… có được tham gia hay không? Hay chỉ duy nhất dành cho K42?

Đợt 2019 này sẽ ưu tiên cho K42, do thời gian tốt nghiệp sắp đến và số lượng GVHD Khoa có hạn. Tuy nhiên, nếu các nhóm K43, K44… muốn tham gia, BTC chỉ chấp nhận đề tài nếu nhóm đó tự tìm kiếm GVHD và được GV đồng ý theo suốt đợt đề tài.

3. Tỉ lệ đạo văn (Turnitin) của bản báo cáo toàn văn là bao nhiêu phần trăm (%)? – Khi cần thiết trích nguồn (ví dụ: văn bản Luật) thì phần đó có được tính là đạo văn không? “

  • Không vượt quá 20% (nhóm SV phải in xác nhận Turnitin (chỉ in trang đầu tiên – ghi rõ tỉ lệ và các nguồn trùng lặp) đính kèm sản phẩm nộp).
  • Việc trích dẫn đúng quy tắc sẽ giúp SV tránh lỗi đạo văn.

Các văn bản trích dẫn nguyên văn (v.d. văn bản luật, định nghĩa, quy định…) phải có trích dẫn nguồn tại chỗ (in-text citation) và trích đầy đủ nguồn trong TLTK sẽ không bị tính vào tỉ lệ đạo văn.

4. Kiểm tra đạo văn như thế nào?

SV có thể tự mình sử dụng công cụ Kiểm tra đạo văn (Turnitin) trên LMS. Nếu gặp khó khăn có thể nhờ GVHD kiểm tra giùm vào trước kỳ nộp bài.

5. Có trường hợp nhóm NCKH không liên hệ được với GVHD, cách giải quyết là gì?

Nhóm NCKH cần lưu ý tuân thủ theo quy tắc làm việc của GVHD trong giờ giấc và thời hạn phản hồi. Không để sát deadline mới liên hệ và hối GVHD.

Khi không liên hệ được GVHD qua email, nhóm NC cần:

  • Liên hệ thầy Vinh (thư ký Khoa KQM) ĐT. 028 38 292170 để xin thông tin lịch giảng của GVHD và gặp trực tiếp.

Nếu liên hệ tiếp tục không thành công, nhóm NC thông tin lại cho thầy Huỳnh Phước Nghĩa (nghia.hp@ueh.edu.vn) hoặc cô Nguyễn Thị Hồng Thu (hthu@ueh.edu.vn) để được tư vấn khẩn cấp.

6. Chúng em có một số thắc mắc chung trong quá trình làm NCKH thì có thể hỏi ai nếu GVHD không rõ?

Nhóm NCKH cần ưu tiên tham vấn GVHD của mình. Tuy nhiên nếu GVHD không rõ hoặc không liên hệ kịp thời, các bạn có thể liên lạc với:

  • Ban học tập KQM (Facebook, email) hoặc cô Hoàng Ngọc Như Ý (yhnn@ueh.edu.vn) về các vấn đề mang tính thủ tục và thông tin (cách đăng ký, cách nộp bài, mẫu form, lịch seminars…)

Cô Đỗ Thị Hải Ninh (ninhdth@ueh.edu.vn) hoặc cô Hoàng Thu Hằng (hanght@ueh.edu.vn) về các vấn đề học thuật chung.

7. UEH500, NKTT và Đề án NCKH KQM khác nhau như thế nào?

  • UEH500: Yêu cầu nhóm SV (tối đa 5 SV) nộp một sản phẩm đề tài là bài tập quá trình của một học phần đã hoàn thành trong vòng 6 tháng trở lại.
  • NKTT: Yêu cầu nhóm SV (tối đa 5SV) thực hiện mới hoàn tòan 1 đề tài NCKH sử dụng PPNC chính quy.
  • Đề án NCKH KQM: Yêu cầu nhóm SV (tối đa 5 SV) thực hiện mới 1 đề tài NCKH, được Khoa phân công GVHD, yêu cầu ít gắt gao hơn NKTT.

(Tham khảo thêm: https://www.facebook.com/ht.nckh.qhqt/posts/1741430352538507/ )

8. Đề án NCKH KQM có bắt buộc thực hiện theo một kiểu mẫu nào không?

Các đề tài NCKH được chấp nhận hướng dẫn bao gồm:

  • Đề tài NCKH sử dụng dữ liệu thực tế thông qua phân tích định lượng hoặc định tính
  • Bài NC mang tính tổng hợp lý thuyết (Literature review)
  • Bài NC dưới dạng dự án kinh doanh (Business plan)

*** Lưu ý: Mọi đề tài thực hiện phải MỚI hoàn toàn, SV không được phép dùng lại sản phẩm bài tập đã thực hiện trong các học phần tại UEH.

9. UEH công nhận kết quả NCKH để xét tốt nghiệp từ những hoạt động nào?

Đối với SV KQM, UEH công nhận kết quả NCKH từ các giải thưởng sau (chỉ cần ít nhất 1):

  • UEH500 (thường từ tháng 8-12 hằng năm)
  • Nhà Kinh Tế Trẻ UEH (thường từ tháng 1-4 hàng năm)
  • Đề án NCKH KQM (thường từ tháng 5-9 hằng năm)
  • Bài báo đăng tải trên tạp chí có xuất bản (online hoặc bản in, có mã ISBN)
  • Bài viết đăng tải trên kỷ yếu hội thảo của UEH hoặc các trường ĐH khác (có minh chứng)

Các NCKH khác tại UEH hoặc ĐH khác được công nhận.

10. Ngôn ngữ sử dụng trong đề tài NCKH KQM là gì?

  • Đối với các nhóm SV hoặc nhóm có chứa thành viên là SV các lớp CLC_EN, bắt buộc đề tài NCKH là tiếng Anh 100%.
  • Đối với các nhóm khác, ngôn ngữ viết là tiếng Việt hoặc Anh (đăng ký rõ với BTC).

Xem thêm Đề án Thực hành NCKH KQM (http://kqm.ueh.edu.vn/ky-nang-hoc-tap/chuong-trinh-thuc-hanh-nghien-cuu-khoa-hoc-KQM-2019.html ).